Thứ Ba, 4 tháng 8, 2015

Lịch sử ngành thiết kế nội thất



Thiết kế nội thất là một phần quan trọng của loài người ngay từ thời kì đầu lịch sử. Bằng chứng của đồ nội thất còn sót lại của thời kỳ đồ đá mới là những bức tranh, được phát hiện tại Pompeii, một số cổ vật điêu khắc được phát hiện trong ngôi mộ cổ Ai Cập. Các bằng chứng này cho thấy sự tiến bộ, phát triển, phong cách cũng như vật liệu thiết kế nội thất từng thời kì. Sơ đồ sự thay đổi về thiết kế ghế qua từng thời kỳ dưới đây sẽ cho ta một cái nhìn sơ lược về lịch sử ngành thiết kế nội thất.


- Nội thất thời kì đồ đá

Nhiều cổ vật đồ nội thất bằng đá được khai quật có niên đại từ 3100-2500 TCN ở Skara Brae. Do sự thiếu hụt gỗ ở Orkney, người dân của Skara Brae đã buộc phải xây dựng bằng đá - một loại vật liệu sẵn có và sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình. Mỗi ngôi nhà được trang bị các loại bàn ghế đá, tủ đá và giường đá. Chiếc tủ đá được coi là quan trọng nhất và nó được đặt ở đối diện lối vào trong mỗi ngôi nhà.
- Nội thất thời kì phục hung

Các đồ nội thất của thời kỳ Trung cổ rất khác biệt, đặc điểm đáng chú ý nhất là nghệ thuật chạm khắc công phu trên gỗ làm ghế và giường. Màu sắc cơ bản màu xám, màu be hoặc màu đen. Các họa tiết chủ yếu là hình vuông hoặc hình chữ nhật với rất ít đường cong hoặc hình tròn, lượn sóng.
- Nội thất trường Bauhaus

Cùng với sự dồi dào về nguyên vật liệu và nhận thức cũng như tính thẩm mỹ và giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng, đồ gỗ thế kỷ 20 trở nên đa dạng hơntất cả các thế kỷ trước đó. Ba phần tư đầu tiên của thế kỷ XX là thời kì của các thương hiệu nội thất như Art Deco, De Stijl, Bauhaus, Wiener Werkstatte, và Vienna. Các trường Bauhaus được thành lập bởi Walter Gropius ở Weimar vào năm 1919. Các Bauhaus được thành lập với ý tưởng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bao gồm đồ nội thất. Các mẫu thiết kế nội thất nổi lên từ Bauhaus đã trở thành một trong những thiết kế có ảnh hưởng nhất trong thiết kế hiện đại
- Nội thất Art Deco

Phong trào Art Deco bắt đầu ở Paris vào những năm 1920 và nó đại diện cho sự sang trọng, quyến rũ, đa năng và hiện đại. Art deco đối xứng là một sự khởi đầu khác biệt với các đường cong không đối xứng của phong cách nghệ thuật người tiền nhiệm. Art deco trở nên không còn phổ biến cuối thập niên 1930 và đầu những năm 1940 khi nó bắt đầu chế tạo sản phẩm giả, phong cách này kết thúc trong thế chiến thứ II.
- Nội thất hiện đại

Phong cách hiện đại sử dụng vật liệu xây dựng bao gồm nhiều lớp gỗ, nhựa và thủy tinh. Trong nội thất hiện đại, mạ vàng, khắc gỗ, các loại vải hoa đa dạng nhường chỗ cho sự đơn giản và hình khối kim loại được đánh bóng. Các hình thức của đồ nội thất hiện đại tìm kiếm sự mới mẻ, độc đáo, sáng tạo và cuối cùng là chuyển tải hiện tại và tương lai, chứ không phải là những gì đã đi trước nó như phong cách phục hưng đã làm. Phương pháp hiện đại quan tâm nhiều hơn đến chất liệu, là sự kết hợp phương pháp công nghệ và nghệ thuật. Việc sử dụng các vật liệu mới, chẳng hạn như thép dưới nhiều hình thức; ván ép đúc và nhựa, đã góp phần trong việc tạo ra các mẫu thiết kế mới. Họ được coi là tiên phong, thậm chí gây sốc vào thời điểm đặc biệt là trái ngược với những gì đã đến trước.

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Những ưu điểm của nghề thiết kế nội thất



Không phải tự nhiên mà người ta coi nghề thiết kế nội thất là nghề thời thượng hiện nay. Nhiều bạn trẻ có năng khiếu nghệ thuật và gu thẩm mỹ tốt đang nổ lực hết mình để theo đuổi nghề thiết kế nội thất không những vì đây là nghề có cơ hội nghề nghiệp rộng mở, thời gian làm việc linh động cùng thu nhập xứng đáng mà có nhiều điểm lợi thế khác dành cho người làm nghề thiết kế nội thất.

1. Thu nhập theo mức sáng tạo

Có nhiều ngành nghệ thuật sáng tạo mà người nghệ sĩ phải rất khó khăn để sống với đam mê vì gánh nặng tài chính, thật khó để bán được tác phẩm nghệ thuật hoặc ký kết hợp đồng thu âm, nhưng với nghề thiết kế nội thất, sự sáng tạo luôn được trả lương xứng đáng. Nghề thiết kế nội thất sẽ dễ dàng đào thải những ai không sáng tạo vì sự lặp lại trong nghề này nghĩa là tự giết chết bản vẽ của mình. Khi làm việc như một nhà thiết kế nội thất, bạn sẽ có cơ hội phát huy những năng khiếu bẩm sinh về nghệ thuật và sự sáng tạo là không giới hạn, bạn còn tránh được những công việc nhàm chán và sáo mòn như một số công việc văn phòng. 


2. Kiến tạo không gian cuộc sống

Nếu bạn đang xem xét theo đuổi nghề thiết kế nội thất thì lợi ích sau khi làm nghề này có lẽ sẽ khiến bạn thích thú hơn với sự lựa chọn nghề nghiệp của mình. Người thiết kế nội thất kiến tạo ra không gian của căn nhà cũng như tạo ra không khí mà chủ nhân mong muốn. Một không gian sống có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng, sức khỏe của người sử dụng vậy nên nhà thiết kế nội thất đã làm việc vô cùng ý nghĩa là tạo ra sức sống tinh thần cho khách hàng. Màu sắc, chất liệu, đường nét, cách sắp xếp, dưới bàn tay của người thiết kế, tất cả tạo nên một không gian mới lạ, có sức hút, tạo ra linh hồn cho căn nhà.

 

3. Công việc đa dạng

Nhiều công việc như ngân hàng, kế toán, giáo viên, người làm phải đối mặt với những công việc gần giống nhau ngày qua ngày. Nếu bạn đang làm nghề thiết kế nội thất, bạn đã may mắn tránh được sự lặp lại nhàm chán đó. Công việc của bạn sẽ tiếp xúc với nhiều khách hàng khách nhau với đa dạng kiểu căn hộ khác. Mỗi khách hàng lại có sở thích, cá tính không giống nhau, người thiết kế có thể thỏa sức sáng tạo trong công việc của mình. Có thể hôm nay bạn thiết kế nhà ở những dự án tiếp theo là thiết kế nội thất cho nhà hàng, quán cafe cũng mang lại nhiều điều mới lạ. Thực sự thì nghề thiết kế nội thất nhiều màu sắc đa dạng như chính chất liệu cần dùng trong nghề.


4. Sự hài lòng của khách hàng

Cũng như nhiều nghề dịch vụ khách, sự hài lòng và tín nhiệm của khách hàng luôn tạo động lực và quyết tâm cho nhà thiết kế. Sản phẩm mà họ tạo ra có ý nghĩa quan trọng với khách hàng, là không gian khách hàng sống hàng ngày. Chính vì thế sự hài lòng càng được nhân lên khi nhận được một bản thiết kế ưng ý. Hiểu được ý nghĩa của thiết kế nội thất với nhà ở, nhà hàng, quán ăn, công sở… nhà thiết kế nội thất càng nổ lực cống hiến vì sự hài lòng của khách hàng là thước đo tay nghề của nhà thiết kế.